Khi nghe qua một dòng điện thoại nào đó có trang bị tính năng chống nước, kháng nước thì hầu như chúng ta ai cũng thấy thích vì cho rằng đó một ưu điểm vượt trội giúp sử dụng trong môi trường nước mà không làm hư hại các linh kiện bên trong. Thực sự mà nói công nghệ chống nước hiện nay được chia thành rất nhiều loại mà nếu bạn không tìm hiểu sẽ dẫn đến rất nhiều sai lầm, nhất là sai lầm khi sử dụng.
Trước hết các bạn cần biết về các loại công nghệ chống nước hiện giờ được người ta được chia thành 3 loại bao gồm:
Water repellent (chống bám nước): Nước không dễ lọt vào các linh kiện vì thiết bị đã được xử lý một lớp tráng phủ trên bề mặt
Water resistant (kháng nước): Nước có thể vào bên trong thiết bị tiếp xúc với các linh kiện nhưng không thể làm hư hại trong những điều kiện nào đó
Waterproof (chống thấm nước): Cũng mà mức chống nước cao nhất, hoàn toàn không cho bất kỳ chút xíu nước nào lọt vào bên trong
Hiện tại không có một nhà sản xuất smartphone nào tuyên bố họ có sản phẩm mang công nghệ chống nước Waterproof cả, ngay cả các ông lớn như Apple, Samsung hoặc Sony cũng đều nói rất kỹ rằng sản phẩm của họ chỉ thuộc mức Water repellent hoặc Water resistant mà thôi.
Hình thức chống nước phổ biến nhất hiện nay được thấy nhiều trên các dòng smartphone là sử dụng các miếng ron hoặc cao su dẻo.
Ngoài ra gần đây cũng có những thiết bị được sở hữu hình thức chống nước mới hơn như Samsung Galaxy Note 8, S8 thì dùng cách bó kín thân kết hợp cùng với ép keo để nước không vào được bên trong.
Ron, cao su dẻo được lắp đặt để chống nước cũng có hiệu quả cao
Hoặc là cao cấp hơn, người ta sẽ phủ một lớp nano lên những linh kiện, bo mạch bên trong và kể cả các cổng kết nối để người dùng thoải mái sử dụng trong môi trường nước mà không cần đậy nắp hay là làm các phương pháp phức tạp khác.
Một lớp ron chống nước được dán thành vòng kín có trên iPhone X
IP và các hạn mức đo của khả năng chống nước
Hẳn các bạn cũng đã nghe qua những câu như điện thoại ABC trang bị khả năng kháng nước chuẩn IPxx rồi phải không nào. Vậy IP và những con số xx theo sau nó là gì, có liên quan đến công nghệ chống nước?
IP là viết tắt từ International Protection hoặc Ingress Protection, đơn vị của nó được diễn tả bằng 2 con số theo sau. Mình sẽ lấy ví dụ với con Iphone X có thông số IP67 thì trong đó:
Con số 6 là hạn mức đo khả năng chống bụi và hiện tại là mức 6 mang khả năng chống bụi cao nhất
Con số 7 là hạn mức đo khả năng chống nước.
Đây cũng chính là những con số mà bạn cần phải quan khi đi mua một chiếc điện thoại với nhu cầu chống nước. Ở đây mình sẽ nói riêng về hạn mức đo khả năng chống nước của thang IP thì nó có các số đo từ 1 tới 9 và hầu hết các dòng smartphone hiện nay sẽ nằm trong mức 7-8 hoặc 4-5. Để biết rõ hơn về từng mức các bạn hãy theo dõi danh sách bên dưới:
IPx1: Nước có thể rơi trên thiết bị theo dạng nhỏ giọt thẳng đứng
IPx2: Nước có thể rơi trên thiết bị theo dạng nhỏ giọt xuống hướng thẳng đứng đến 1 góc 15 độ
IPx3: Nước có thể rơi trên thiết bị theo dạng nhỏ giọt xuống hướng thẳng đứng đến 1 góc 60 độ
IPx4: Nước có thể phun từ mọi hướng, không bị hạn chế về góc
IPx5: Nước sẽ được xịt thành tia với đường kính là 6,3mm
IPx6: Nước sẽ được xịt thành tia với đường kính là 12,5mm
IPx7: Thiết bị có thể hoạt động tốt sau khi ngâm trực tiếp vào nước ở thời gian 30 phút trong độ sâu khoảng 1m
IPx8: Thiết bị có thể hoạt động tốt sau khi ngâm trực tiếp vào nước ở thời gian trên 30 phút trong độ sâu khoảng 1m
IPx9: Nước sẽ được xịt thành chùm lớn với áp suất và nhiệt độ cao mà máy vẫn hoạt động tốt.
* x: là hạn mức đo khả năng chống bụi nên mình sẽ không nhắc tới trong bài viết này.
Các lưu ý khi sử dụng điện thoại trong môi trường nước
Mặc dù chiếc điện thoại của bạn đã trang bị khả năng chống nước ở một mức đo bằng chỉ số IP nào đó khá cao đi nữa thì khi sử dụng trong môi trường nước như hồ bơi, ngoài trời mưa… chúng ta cũng nên lưu ý các điều sau:
Nhớ đậy các nắp che khe SIM, thẻ nhớ… (nếu có)
Nên tìm hiểu kỹ về chính sách bảo hành khi sử dụng điện thoại dưới nước. Ví dụ với Samsung thì họ cho phép khách hàng sử dụng điện thoại trong môi trường nước mà nếu có vấn đề gì thì vẫn được bảo hành, còn đối Sony thì họ không khuyến khích điều đó.
Chỉ nên sử dụng trong môi trường nước ngọt, sạch sẽ. Không nên dùng khi đi biển vì trong nước biển có một số khoáng chất như muối hoặc cát mà nếu xâm nhập vào sẽ gây ảnh hưởng không tốt với các linh kiện bên trong.
Sau khi sử dụng bạn nhớ lau khô thiết bị hoặc nếu muốn an tâm hơn có thể áp dụng các hình thức hong khô như bỏ vào lu gạo. Không nên sử dụng máy sấy tóc để sấy bất kỳ bộ phận nào bị ướt
Kể từ phiên bản MIUI 12, smartphone Xiaomi bắt đầu nhận được giao diện Trung tâm điều khiển – điều mà các dòng iPhone đã có từ khá lâu với tên gọi quen thuộc Control...
Như các bạn đã biết, WARP+ VPN 1.1.1.1 là ứng dụng cung cấp mạng riêng ảo được chúng ta chuyên dùng để truy cập các trang web bị chặn, cải thiện tốc độ tải xuống...
Không giống các hình nền trước đây mà chúng ta từng biết, các hình nền 2 dải màu được thiết kế theo phong cách Duo Color có 2 phần màu sắc riêng biệt nằm song...
Không nhận đủ RAM là một lỗi khá thường gặp trên máy tính với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến là do phần mềm và phần cứng. Khi máy tính không nhận...
Tuy không phải quá phổ biến nhưng hẳn bạn cũng đã ít nhất một lần được xem phim hoạt hình 3D rồi phải không. Khác với phim hoạt hình thông thường, các nhân vật trong...