LiFi được viết tắt bởi Light Fidelity là một công nghệ truyền thông quang học không dây sử dụng ánh sáng nhìn thấy để vận chuyển dữ liệu trong thời gian thực. Nói cách khác, dữ liệu có thể di chuyển bằng chính ánh sáng với tốc độ ánh sáng tương tự như WiFi tiêu chuẩn nhưng nhanh hơn đến 100 lần.
LiFi được giáo sư Harald Haas giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 tại một cuộc hội đàm TED về chủ đề Truyền thông quang không dây sử dụng ánh sáng nhìn thấy (VLC). Không giống như WiFi sử dụng sóng vô tuyến, công nghệ này sử dụng nguồn sáng với băng thông rộng hơn một cách đáng kể. Nhờ đó các ngành công nghiệp có thể ứng dụng công nghệ LiFi cho nhiều công việc khác nhau.
LiFi hoạt động như thế nào?
LiFi là một hệ thống truyền thông quang học truyền dữ liệu không dây ở tốc độ rất cao. Công nghệ này làm cho một bóng đèn LED phát ra xung ánh sáng mà mắt người không thể phát hiện. Hơn nữa, dữ liệu có thể ra vào thiết bị thu nhờ các xung phát ra.
Sau đó thiết bị nhận sẽ có nhiệm vụ thu thập và giải mã dữ liệu được truyền đi. Nó giống như mã Morse, nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều (lên đến hàng triệu lần/giây). Tốc độ trung bình có thể đạt trên 224 Gbps, nhanh hơn gấp khoảng 14 lần so với mạng WiFi nhanh nhất thế giới.
LiFi có nhược điểm duy nhất là nó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sáng liên tục để hoạt động. Trong khi đó ai cũng biết ánh sáng thì không thể chiếu xuyên qua các bức tường. Do đó, để có một mạng LiFi đầy đủ chức năng cho một tòa nhà chúng ta cần lắp đặt bóng LED đủ cho khắp các phòng và hành lang.
Ở một góc độ khác chính nhược điểm trên lại giúp LiFi có một khả năng bảo mật tuyệt vời. Đối với LiFi, bạn có thể tạo ra các rào cản vật lý để hạn chế quyền truy cập mạng nhằm giúp dữ liệu gửi nhận được an toàn hơn so với WiFi.
Chắc chắn trong thời gian tới, sẽ không lâu nữa công nghệ LiFi sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhu cầu đời sống của chúng ta. Nhất là các ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe và hàng không vì nó rất cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Còn đối với cá nhân, công nghệ này sẽ sớm trở thành một phần không thể thiếu trong các hệ thống nhà thông minh.