PC hay Desktop mặc dù không đúng nhưng theo nhiều người vẫn gọi tắt là máy tính để bàn. Cũng tương tự như laptop, PC được cấu tạo từng nhiều loại linh kiện khác nhau, mỗi loại đảm nhận chức năng riêng.
Tuy nhiên khác với laptop, linh kiện của PC rất dễ dàng lắp ráp, thay thế. Nhờ đó bạn có thể tự chọn linh kiện để xây dựng một cấu hình riêng phù hợp với nhu cầu mục đích sử dụng hoặc thay thế chúng khi bị hư hỏng.
Mặc dù vậy, mỗi loại linh kiện của PC lại có khả năng tương thích khác nhau. Không phải cứ cùng chức năng là lắp ráp sử dụng được. Do đó bạn cần có kiến thức nhận biết khả năng tương thích của mỗi linh kiện từ lúc chọn mua, nếu không chúng sẽ không hoạt động hoặc không lắp ráp được.
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức thì trước khi mua hãy đọc xong từng phần nội dung bên dưới. HieuMobile sẽ chia sẻ cho các bạn cách chọn linh kiện phù hợp để lắp ráp một chiếc PC đơn giản dễ hiểu nhất, đảm bảo đọc xong ai cũng áp dụng được.
Hướng dẫn chọn linh kiện phù hợp để lắp ráp một chiếc PC
1. CPU
CPU hay vi xử lý là một thành phần quan trọng nhất, có thể gọi nó là trái tim của máy tính. Để chọn mua CPU tốt và tiết kiệm tiền bạc, trước hết bạn cần xác định được nhu cầu chủ yếu sử dụng máy tính của bạn là gì trước.
Hiện nay có 2 loại chip CPU đến từ 2 nhà cung cấp lớn nhất thế giới là AMD và Intel.
Trong đó các dòng chip CPU của AMD được đánh giá cao về giá thành rẻ, chuyên phục vụ nhu cầu chơi game điển hình như dòng AMD Ryzen. Ngoài ra AMD cũng có các dòng chip thuộc AMD Athlon phù hợp để phục vụ đa nhu cầu cơ bản như văn phòng, học tập và chơi game online cấu hình vừa phải.
Còn đối với Intel thì phần lớn các dòng chip CPU đều được đánh giá cao về khả năng làm đồ họa, render hơn AMD. Bên cạnh đó CPU Intel cũng hỗ trợ tối ưu các driver tốt hơn so với CPU AMD, bởi vì chip Intel đã được phổ biến và sử dụng rộng rãi trước.
Lưu ý: CPU mới sẽ đi kèm quạt tản nhiệt nhưng nếu bạn mua CPU cũ không có thì phải mua thêm nhé. Đối với tản nhiệt CPU thì bạn chọn theo loại socket là được.
2. Main
Tiếp đến là Main (gọi tắt từ Mainboard) là tên gọi tắt của bo mạch chủ. Đây là một bảng mạch lớn được ví như những sợi dây thần kinh có chức năng kết nối CPU và linh kiện khác của máy tính. Khi chọn mua CPU, có 2 điều mà bạn cần quan tâm nhất bao gồm:
Đầu tiên là khả năng tương thích với CPU đã chọn. Để biết có tương thích hay không, chúng ta sẽ dựa vào loại socket mà Main hỗ trợ với loại socket của CPU. Một số loại socket phổ biến hiện nay như:
- Intel LGA 1150, Intel LGA 1151, Intel LGA 1155, Intel LGA 1200, Intel LGA 1700, Intel LGA 2011, Intel, LGA 2066, Intel Dual LGA 3647, AMD AM4, AMD TR4, AMD TRX40, AMD sTRX4, AMD FM2+, AMD AM5…
Ví dụ: CPU socket LGA 1150 thì bạn cũng phải tìm main có hỗ trợ socket LGA 1150, nếu không giống nhau sẽ không lắp được.
Thứ hai là đời CPU mà nó hỗ trợ. Hiện nay có khá nhiều nhà sản xuất mainboard thế nhưng phần lớn chúng đều sinh ra để phục vụ cho 2 loại CPU là Intel và AMD. Mỗi loại CPU này lại có khá nhiều đời nhưng mỗi dòng mainboard thì chỉ hỗ trợ một số đời CPU nhất định.
Ví dụ: AMD X570 là dòng main chỉ hỗ trợ cho các đời CPU AMD Ryzen thế hệ thứ 3 series như Ryzen 3 3300, Ryzen 3 3300G, Ryzen 3 3300X, Ryzen 5 3600… nhưng nếu bạn chọn để gắn CPU AMD thế hệ khác hoặc CPU Intel thì không thể lắp ráp, hoạt động được.
Còn khá nhiều tiêu chí khác ở giai đoạn chọn Main nhưng chỉ cần đáp ứng được 2 tiêu chí trên là bạn đã đủ khả năng tương thích.
4. VGA
Một số dòng CPU được tích hợp sẵn VGA (Onboard) nhưng nó không thể hoạt động hiệu quả bằng VGA rời mà bạn gắn thêm. VGA hay card màn hình là một linh kiện có chức năng xử lý hình ảnh, đặc biệt cần thiết trong nhu cầu làm đồ họa và chơi game.
Nếu bạn dùng máy tính để chơi game thì nên chọn những chiếc VGA chuyên về gaming. Là một người dùng bình thường bạn có thể đánh giá sức mạnh của một chiếc VGA thông qua số sau ký hiệu RX, RXT, GTX… trong tên của nó.
- Ví dụ: ASUS Dual GeForce RTX 2060 OC EVO 6GB GDDR6 sẽ mạnh hơn MSI GeForce GTX 1650 D6 VENTUS XS OC 4GB
Hầu hết các dòng main hiện nay đều sử dụng các loại VGA có trên thị trường, bao gồm những dòng đắt tiền. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu suất, khi chọn VGA hãy đáp ứng tiêu chí sau:
- Phù hợp với phiên bản PCIe mà mainboard hỗ trợ. Chẳng hạn như nếu VGA hỗ trợ PCIe 4.0 nhưng main của bạn chỉ là PCIe 3.0 thì vẫn lắp được nhưng hiệu năng của VGA sẽ bị hạn chế chỉ ở PCIe 3.0, vừa tốn tiền mua mà không phát huy hết tác dụng.
- Chú ý công suất của VGA, công suất của mỗi VGA càng cao thì lượng điện tiêu hao càng lớn và yêu cầu bộ nguồn (linh kiện thứ 5) cần đáp ứng đủ.
- Kích thước VGA không quá dài, điều này sẽ khiến thùng PC của bạn sau khi lắp sẽ to hơn.
3. RAM
Dựa theo chân cắm RAM trên Main bạn hãy chọn loại RAM phù hợp. Hiện nay DDR3 và DDR4 là 2 loại RAM được sử dụng phổ biến. Mỗi thanh RAM sẽ có dung lượng và tốc độ bus nhất định. Bạn nên mua RAM cùng 1 nhà sản xuất, cùng dung lượng và tốc độ bus để chúng hoạt động hiệu quả nhất.
Đối với tốc độ bus bạn cần chọn loại RAM có tốc độ bus tương ứng với tốc độ bus tối đa mà main hỗ trợ.
Ví dụ: Nếu main của bạn hỗ trợ tốc độ bus tối đa là 1600MHz nhưng thanh RAM của bạn là 2100MHz thì khi gắn vào tốc độ tối đa chỉ còn 1600MHz mà thôi.
- Xem các loại RAM DDR3
- Xem các loại RAM DDR4
6. Ổ cứng
Bạn nên mua ổ cứng SSD hoặc có điều kiện thì là NVME, ưu điểm của những loại ổ cứng này là tốc độ đọc ghi và hiệu năng vượt trội so với ổ cứng HDD cũ trước đây. Đối với dung lượng thì tùy vào nhu cầu lưu trữ của bạn, nhưng ít nhất cũng phải là 128GB.
- Xem các loại ổ cứng SSD
- Xem các loại ổ cứng NVME
5. Nguồn
Để cung cấp năng lượng cho các linh kiện hoạt động, không thể thiếu là bộ nguồn. Dựa theo công suất của các linh kiện đã lắp (đơn vị là W), bạn hãy cộng hết chúng lại sau đó chọn một bộ nguồn có công suất lớn hơn 100W.
Ví dụ: Tổng công suất các linh kiện bạn đã chọn là 500W thì bạn có thể chọn một bộ nguồn dư hơn xíu là 600W.
Mục đích vậy là tránh trừ hao, sai số của nhà sản xuất và tạo cơ hội sau cho chúng ta muốn nâng cấp linh kiện khác có công suất cao hơn.
- Xem các loại nguồn máy tính
7. CASE
Sau khi có đủ các linh kiện cần thiết, giờ chúng ta sẽ lựa chọn thùng máy hay còn gọi là case. Dĩ nhiên kích thước case phải đủ rộng để gắn linh kiện bên trong. Nếu không đủ khả năng phân biệt, bạn có thể chọn size thùng tiêu chuẩn, có thể to cồng kềnh nhưng khả năng tản nhiệt sẽ tốt hơn. Một số thùng case sẽ tặng kèm quạt tản nhiệt đèn RBG.
- Xem các loại thùng case máy tính
8. Cáp kết nối màn hình
Để kết nối với màn hình, chúng ta cần có một loại dây cáp. Hầu hết các dòng card màn hình VGA hiện nay đều có cổng HDMI để chúng ta kết nối với màn hình. Nhưng trong trường hợp máy bạn không có VGA thì hãy dựa theo cổng kết nối hình ảnh trên Main.
Hiện nay hầu các dòng main đều hỗ trợ kết nối hình ảnh qua cổng VGA, DIV, HDMI, Displayport. Trong đó khuyên bạn không nên sử dụng cổng VGA bởi vì độ phân giải nó rất kém. Tốt nhất nên chọn là DIV hoặc HDMI. Nếu main có hỗ trợ cổng Displayport thì càng tốt, nhưng cổng này chỉ có trên những dòng main cao cấp.
- Xem các loại dây cáp HDMI
- Xem các loại dây cáp DIV