
Hướng dẫn đặt và xóa mật khẩu khi khởi động máy tính Win 7 và 10
Tương tự điện thoại, từ lâu hệ điều hành Window đã trang bị sẵn tính năng đặt mật khẩu khóa màn hình để bảo vệ các nội dung bên trong máy tính an toàn hơn...
04-11-2018 943 lượt xem
Người gửi bài: Hiếu Nguyễn
Cập nhật: 11:05 14/03/2020
Thay vì sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp mạng vốn luôn bị đánh giá thấp về khả năng bảo mật dữ liệu và tốc độ truy cập chậm chạp, thì từ giờ bạn có thể sử dụng DNS của các bên cung cấp thứ ba để có trải nghiệm truy cập internet tốt hơn.
Nhất là trong những ngày gần đây kết nối internet không ổn định vì các tuyến cáp quang biển liên tục gặp sự cố. Việc đổi DNS cũng sẽ cải thiện ít nhiều tốc độ truy cập internet giúp bạn thuận lợi hơn khi truy cập vào các trang web có máy chủ ở nước ngoài như Facebook, Youtube, Google… mà không cần phần mềm fake VPN. Bên cạnh đó đổi DNS của là giải pháp khắc phục được hiện tượng tốc độ tải lên hoặc tải xuống bỗng nhiên quá chậm rất hiệu quả.
Và để đổi DNS cho máy tính thì có rất nhiều cách nhưng nếu bạn tham khảo trên mạng thì đa số là dành chung cho đa phiên bản Windows nên hơi dài dòng và phức tạp. Chính vì vậy mà ở bài viết này HieuMobile sẽ chọn ra một cách đổi DNS dành cho Windows 10 với thao tác đơn giản và nhanh chóng hơn áp dụng cho cả máy tính (mạng dây) lẫn laptop (Wifi).
Hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ DNS thế nhưng không phải loại nào cũng có tốc độ cao vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong số đó có 3 nhà cung cấp DNS được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới bởi tốc độ ổn định và độ bảo mật đáng tin cậy bao gồm:
Tất cả DNS trên đều cho phép chúng ta sử dụng miễn phí không giới hạn. Nhờ đó bạn có thể chọn lựa ra loại nào tốt nhất, phù hợp để sử dụng lâu dài.
Bước 1: Từ bàn phím, bấm tổ hợp phím tắt Windows + i để mở trung tâm thiết lập. Tại đây chọn mục Network & Internet.
Bước 2: Ở cột trái chọn mục Wi-fi (nếu đang sử dụng kết nối không dây) hoặc Ethernet (nếu đang sử dụng kết nối có dây). Sau đó bấm vào tên của điểm kết nối đang sử dụng ở cột bên cạnh.
Bước 3: Trong giao diện thông tin điểm kết nối đã chọn, cuộn xuống dưới mục IP Settings sau đó bấm nút Edit.
Bước 4: Trong pop-up vừa hiện, thay đổi chế độ Automatic (DHCP) thành Manual qua menu thả xuống rồi kích hoạt tùy chọn IPV4.
Ngay sau đó các trường yêu cầu mới sẽ xuất hiện, bạn hãy thực hiện thiết lập như sau:
Ví dụ: Mình muốn chọn DNS của Google Google Public DNS, thì như trên mình sẽ có Preferred DNS là 8.8.8.8 và Alternate DNS 8.8.4.4.
Bước 5: Sau khi hoàn thành các thiết lập trên, bấm nút Save để lưu lại rồi đóng cửa sổ cài đặt và khởi động lại máy tính của bạn.
Vậy là xong, những lần truy cập internet tiếp theo của bạn sẽ được thực thi bởi dịch vụ DNS mới. Đây là cách đơn giản nhất nếu bạn muốn đổi DNS trên Windows 10 kể cả máy tính để bàn (PC) hay laptop. Chúc các bạn thành công và có trải nghiệm kết nối itnernet nhanh nhất.
Thiết lập tự động bắt máy cuộc gọi đến cho các dòng iPhone
Tự động bắt máy cuộc gọi đến là một tính năng khá hữu ích mà hầu hết các dòng điện thoại hiện nay đều trang bị. Nhờ có tính năng này chúng ta có thể...
Hướng dẫn đổi tên hàng loạt file cùng lúc cho mọi điện thoại Android
Đổi tên tệp tin như hình ảnh, video, âm thanh, tài liệu…. chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Mặc dù nhu cầu đổi tên tệp tin trên điện...
Lỗi mất kết nối Bluetooth giữa smartphone với các thiết bị đeo
Như các bạn đã biết, các thiết bị đeo như đồng hồ thông minh hay vòng đeo tay thông minh hiện nay thường được kết nối với điện thoại thông qua Bluetooth. Điều này giúp...
Các tab của Edge Chromium bị đơ lag sau thời gian không sử dụng
Nếu bạn đang dùng Edge Chromium – trình duyệt mặc định của Windows 10 để lướt web mà gặp hiện tượng giật lag khi mở lại các tab cũ sau thời gian không sử dụng...
Cách bật và sử dụng Trung tâm điều khiển trên smartphone Xiaomi
Kể từ phiên bản MIUI 12, smartphone Xiaomi bắt đầu nhận được giao diện Trung tâm điều khiển – điều mà các dòng iPhone đã có từ khá lâu với tên gọi quen thuộc Control...